Các nhà chế biến – xuất khẩu gạo Campuchia kỳ vọng giá gạo xuất khẩu sẽ ổn định nhờ xây kho dự trữ gạo công suất 200.000 tấn và một silo công suất 3.000 tấn tại tỉnh Battambang.
Silo này dự kiến sẽ hoàn thiện vào cuối năm 2017 và nhà kho sẽ đi vào vận hành toàn diện từ vụ thu hoạch năm 2018, theo CEO Phou Puy của Ngân hàng gạo Campuchia cho hay. Ông Phou Puy cho rằng một khi các cơ sở hạ tầng này sẽn sàng vận hành, giá lúa gạo sẽ ổn định hơn, mang lại lợi ích cho cả nông dân và doanh nghiệp tại các tỉnh Battambang, Banteay Meanchey, Pursat và Siem Reap. “Chúng tôi đã đầu tư khoảng 5 triệu USD máy móc và thiết bị cho các silo này và tât cả các thiết bị sẽ được lắp ráp trong tháng 7 tới”.
Cambodia Rice Bank, đã thắng thầu 15 triệu USD một dự án xây dựng cơ sở hạ tầng từ Ngân hàng Phát triển nông thôn thuộc sở hữu chính phủ vào tháng 4 vừa qua, đã ký một thỏa thuận thiết kế và xây dựng với công ty NGY Investment liên quan đến nhà kho này. CRB cũng đã ký 2 thỏa thuận khác với Agrosun Co của Đài Loan và International Rice Engineering Co của Thái Lan để cung ứng máy móc thiết bị cho các silo này. Ông Puy cho rằng nông dân sẽ không còn phải lo lắng về sản xuất gạo và biến động giá sau thu hoạch nhờ được dự trữ trong kho khi giá thấp và bán ra khi giá thị trường phục hồi.
Theo ông Phon Nary, tổng giám đốc nhà máy Heng Huch Rice tại Battambang, nhà kho này sẽ không mang lại lợi ích cho nhà máy của ông nhưng mang lại lợi ích cho nông dân. Ông cho biết nhà kho có thể dự trữ khoảng 3.000 tấn lúa và silo của ông chế biến khoảng 45 tấn gạo/ngày.
Tháng 9/2016, giá gạo thơm giảm xuống chỉ còn khoảng 0,15 USD/kg, đẩy nhiều nông dân vào tình cảnh thua lỗ và nợ nần. Giá gạo thơm thường khoảng 0,2 USD/kg và nguyên nhân giá giảm là do các nhà máy chế biến không đủ nguồn vốn để thu mua lúa và không đủ không gian để dự trữ lúa gạo. Đồng thời, Campuchia cũng gặp vấn đề thiếu công suất sấy và chế biến lúa, trong khi giá lúa gạo quốc tế giảm trong năm 2016.
Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia đã phân bổ khoảng 20 triêu USD từ quỹ ngân sách khẩn cấp cho Ngân hàng Phát triển Nông thôn để triển khai một chương trình chính phủ đặc biệt. Khoản tiền này được sử dụng vừa để ổn định giá gạo và hỗ trợ nông dân. Thông qua chương trình này, chính phủ sẽ thu mua khoảng 90.000 tấn gạo từ nông dân, qua đó tăn giá thị trường lên 235 USD/tấn.