Đồng phục công sở là vấn đề đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Có nhiều ý kiến trái chiều về việc nên hay không nên sử dụng đồng phục trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có những quan điểm và ý kiến khác nhau. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để xem quan điểm của bạn là đúng hay sai nhé.
Câu Chuyện Đồng Phục Công Sở
Trong một chuyến đi nước ngoài, đoàn khách có hơn phân nửa số thành viên là lãnh đạo và nhân viên của một công ty. Ngoài thành phần lãnh đạo, công ty xem chuyến đi như một dịp để thưởng cho những cá nhân có thành tích và cống hiến trong cả năm trước.
Nổi tiếng về “kỷ luật thép” và tham vọng quảng bá “màu cờ sắc áo” mọi nơi, mọi lúc nên ngay cả trong chuyến đi này, công ty cũng yêu cầu nhân viên phải mặc đồng phục suốt hành trình. Nữ thì áo dài, nam thì vest và cravat. Vì vậy, trong suốt 5 ngày đầu tiên, đoàn du khách bị “nhuộm” xanh bởi sắc màu đồng phục của công ty đó.
Những du khách còn lại cứ phải kêu ca vì bị “tra tấn” suốt bởi màu xanh “chói lọi” này. Đến ngày thứ sáu, ngày cuối cùng, nhân viên của công ty nọ được phép ăn mặc tự do (vì các bộ đồng phục không kịp giặt), cả đoàn thở phào nhẹ nhõm và không khí du lịch bỗng nhiên sinh động, nhẹ nhàng hẳn lên. Các du khách khác nửa đùa nửa thật: “Hôm nay mới thấy công ty M cũng có nhân viên đẹp! Thoát khỏi màu xanh kia, mới thấy cuộc đời hồng!”.
Ngoài câu chuyện trên, công ty kia cũng đã rất nổi tiếng với tình yêu và nhu cầu quảng bá màu cờ sắc áo “mãnh liệt” qua những bộ đồng phục màu xanh núi rừng đó. Trong các lễ hội, hội nghị, hội thảo, các nhà lãnh đạo của công ty cũng luôn luôn xuất hiện với áo vest xanh, cravat xanh đầy kiêu hãnh của đơn vị mình. Quả thật, đúng là chỉ cần nhác thấy màu xanh đó, người ta sẽ nhận ra ngay công ty nào.
Song kèm theo đó là nỗi lo bị “phá hỏng đội hình”, nhất là trong những lễ hội lịch lãm, khi nhà tổ chức có đề xuất cụ thể về trang phục trong thư mời gởi đến từng vị khách. Bởi thực sự mà nói, cái áo vest và cravat xanh màu rừng núi làm cho các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp đó… xấu đi rất nhiều, đặc biệt là khi sự thô vụng, cứng nhắc luôn luôn nổi bật, “nhắc nhở” mọi người phải nhìn về nó.
>> Xem thêm: 8 quy tắc thời trang công sở nam giới đừng bao giờ quên
Bài Học Đồng Phục Cho Những Doanh Nhân
Nỗ lực và nhiệt tình phô diễn “màu cờ sắc áo” mọi lúc mọi nơi qua màu xanh đồng phục kia có thể đã đem lại những hiệu ứng khá lớn cho doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và quảng bá thương hiệu, giúp cho sắc màu biểu tượng của công ty “loang” ra khắp nơi, trở nên quen mắt với công chúng, khách hàng, khiến họ phải nhớ đến công ty mỗi lần bắt gặp. Cho nên, có thể thấy rõ đơn vị này rất yêu chuộng và vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh chính sách quảng bá thương hiệu qua đồng phục của công ty.
“Phương pháp đồng phục” cũng đang được ngày càng nhiều doanh nghiệp áp dụng mạnh, xem là một biểu hiện của sự kỷ luật, thống nhất nội bộ và công cụ quảng bá hình ảnh thương hiệu ra công chúng. Có thể tất cả các đơn vị đang “quản trị, quảng bá bằng đồng phục” đều thu được hiệu quả nhất định trong kỷ luật, ít tốn kém mà vẫn khiến hình ảnh thương hiệu dễ nhận biết, dễ đi xa. Tuy nhiên, người ta gọi đó là cách làm của “con nhà nghèo”.
Vì vậy, nhiều người sẽ bị “phô” khuyết điểm về ngoại hình ngay với những bộ đồng phục “ác chiến” đó. Thứ hai, những màu sắc mạnh như xanh biển đậm, xanh lá xây, cam, vàng, đỏ – những màu sắc đang được các doanh nghiệp lựa chọn để tạo dấu ấn đậm nét cho riêng mình – có khả năng kích thích, tác động đến thị giác và xúc cảm rất rõ.
Cho nên, ngày này qua ngày khác, nhân viên phải khoác lên mình những màu sắc đó và phải “sống chung” suốt thời gian làm việc trong ngày với màu sắc công sở đó, rất dễ gây nên những tác hại vô hình đến tâm lý, sức khỏe và năng suất làm việc. Đó là chưa kể đến yếu tố thời tiết. Giữa không khí nắng nóng, phải chứng kiến cả một “rừng” người toàn xanh, đỏ, cam, hẳn nhiên ai cũng biết kết quả ra sao. Thứ ba, trong sự đồng nhất và nghiêm cẩn của đồng phục, sự linh hoạt, cá tính, phong cách của nhân viên đã bị giới hạn đi rất nhiều.
Sự Lựa Chọn Tốt Nhất Cho Doanh Nghiệp Bạn
Những trường hợp mà đồng phục sẽ phát huy tác dụng cực cao: Đón khách, lễ tân và các chương trình thiện nguyện, hoạt động xã hội. Tính sáng tạo, riêng biệt, sinh động của từng cá nhân cũng vì vậy mà bị cắt bớt… Bà Ngô Thị Báu, Chủ tịch HĐQT Công ty thời trang Nguyên Tâm – Foci, phát biểu: “Không biết từ đâu, mà rất nhiều doanh nghiệp rất chuộng chuyện đồng phục cho nhân viên và bắt buộc nhân viên phải tuân thủ cực kỳ khắt khe. Theo tôi, bộ trang phục có tác động rất lớn đến sức khỏe và nội tâm của mỗi người, phải phù hợp với tâm trạng, phong cách, gu thẩm mỹ của các cá nhân và môi trường, thời tiết xung quanh. Cho nên, thật vô lý khi ngay cả những lĩnh vực không cần thiết, các doanh nghiệp cũng nhất định bắt nhân viên của mình phải mặc đồng phục”…
Giới tâm lý học và y học đã nhiều lần chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa cảm xúc, khả năng sáng tạo và sức khỏe của con người với màu sắc và trang phục. Cho nên, ngoại trừ những lĩnh vực bắt buộc, nhằm tạo sự đồng bộ, nghiêm túc và chuyên nghiệp, như nhà hàng, khách sạn, nhân viên tiếp tân, dịch vụ khách hàng… những lĩnh vực còn lại, đồng phục không được khuyến khích trong hầu hết công ty nước ngoài.
Ngay cả khi bắt buộc phải áp dụng đồng phục, thì màu sắc được lựa chọn bao giờ cũng là những màu trung tính như đen, xám và những màu sắc nhẹ nhàng, chứ không bao giờ là xanh, đỏ, cam hay những màu mạnh, bởi thị giác và thần kinh của con người sẽ dễ bị “quá tải” khi phải nhìn những sắc màu này thường xuyên và lâu dài.
>> Xem thêm: Cùng Faslink khám phá câu chuyện thời trang “xanh”
Đồng phục công sở là sự lựa chọn đúng hay sai?
Hơn nữa, trong môi trường làm việc căng thẳng và trong xu hướng tôn trọng, đề cao cảm xúc, sự sáng tạo, sinh động như bây giờ và góp phần hạn chế những “hội chứng công sở” có hại cho sức khỏe, tâm lý, ngay cả cụm từ “trang phục nghiêm túc” được qui định trong công sở cũng đã được uyển chuyển đi rất nhiều, không nhất thiết phải vest hay đồ tây.
Dù mỗi đơn vị rất nên thiết kế một “màu cờ sắc áo” đồng phục riêng, song đồng phục này sẽ chỉ phát huy tác dụng trong những trường hợp cần khích lệ tinh thần đoàn kết, làm việc nhóm hoặc một, hai ngày trong tuần để nhắc nhở nhân viên về kỷ luật, sự thống nhất, chứ không phải áp dụng thường xuyên và cứng nhắc.
Trở lại với chuyện quảng bá thương hiệu qua đồng phục. Đúng là chỉ cần nhìn vào trang phục đó, khách hàng sẽ nhận biết và nhớ đến thương hiệu, doanh nghiệp. Nhưng được nhớ đến với hình ảnh, ấn tượng như thế nào mới là quan trọng. Những bộ đồng phục thô vụng, cứng nhắc, làm nổi bật những khiếm khuyết của người mặc không thể giúp khách hàng yêu mến thương hiệu đó, cũng không thể hiện được sự chuyên nghiệp của công ty.
Hẳn đó là lý do mà những nhà lãnh đạo của Coca Cola hay Pepsi không bao giờ mặc những chiếc áo vest, cravat hay trang phục mang màu đỏ và xanh nổi tiếng thế giới của chính họ trong các chương trình cần quảng bá thương hiệu.
Với những chia sẻ trên hy vọng bạn đã có cái nhìn riêng của mình đối với đồng phục công sở. Đồng phục công sở cũng có những ưu điểm của nó, nếu mong muốn sở hữu cho công ty mình một mẫu đồng phục hoàn hảo nhưng còn nhiều băn khoăn, bạn hãy chọn cho mình một đơn vị tư vấn thiết kế và sản xuất đáng tin cậy như Faslink – Một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất đồng phục công sở.